Lưu ý khi chăm sóc cây dây leo trong nhà
Cúc tần Ấn Độ, Sử quân tử, Hoa giấy, trầu bà…là những loài cây leo được trồng phổ biến cho sân vườn nhà, tuy nhiên nhiều gia đình chưa thực sự biết cách trồng cũng như chăm sóc đúng cách, dẫn đến tình trạng cây nhanh héo, mất mỹ quan….
Trong bài viết dưới đây, Trạng Nguyên xin đưa ra một số lưu ý khi trồng và chăm sóc cây dây leo trong nhà giúp gia chủ có thể nắm được một số thông tin cần thiết để chăm sóc vườn cây nhà mình.
Cúc tần Ấn Độ
Lưu ý khi gieo trồng
Cúc tần Ấn Độ là loài ưa sáng, do đó trồng ở ban công, sân thượng hay hàng rào nơi có nhiều ánh nắng
Lựa chọn chậu có độ sâu ít nhất là 30cm, cúc tần không tạo rẽ ở nhánh để leo tường, do đó khi mọc rủ xuống chúng cần nơi bám rễ tốt tạo trụ đỡ.
Trước khi gieo trồng nên chống thấm và lót vĩ thoát nước, vì nếu cây được trồng trên sân thượng nước dễ chảy xuống nhà gây hư hại
Chăm sóc
Cúc tần được biết đến rộng rãi với tên gọi là “tấm rèm xanh” do khả năng che phủ cục tốt. Nếu được chăm sóc đúng và đủ, chúng có thể phát triển lên đến 100cm, với kích thước “khổng lồ” như vậy cúc tần cũng cần một lượng nước tương đối lớn.
Tưới cho cây khoảng 1 ngày/lần ở phần rễ, do thuộc họ thân leo cây sẽ tự có cơ chế điều hòa nước để toàn bộ thân và lá đều phát triển tốt.
Cúc tần rất ít khi rụng lá, nên về vấn đề dọn dẹp vườn nhà hằng ngày bạn có thể hoàn tòa yên tâm.
Sử quân tử
Lưu ý khi gieo trồng
Có 2 giống sử quân tử, một là loại đứng trồng trong chậu, 2 là loại kép khi phát triển cho dây leo. Do đó cần lưu ý nếu muốn làm hàng rào, mái che bằng cây leo nên lựa chọn loại sử quân tử kép. Loại này cho ra hoa to và dày hơn loại đứng, đem đến giá trị mỹ quan tốt hơn.
Không giống như cúc tần Ấn Độ dùng là “rèm” che, Sử Quân Tử được dùng làm hàng rào hoa, mái che…do đó trước gieo trồng cần tạo giàn leo, định hình hướng phát triển của cây.
Chăm sóc
Để giàn leo ra đều và đẹp nhất nên cắt tỉa 3 tháng lần. Hình thức là cắt từ trong ra ngoài, cắt các nhánh nhỏ, và chừa lại nhánh lớn để chúng dồn hết chất dinh dưỡng nuôi lá và ra hoa. Nhờ vậy mỹ quan ngôi nhà sẽ được cải thiện.
Định kỳ bón phân NPK để bổ sung thêm chất dinh dưỡng, giúp cây phát triển tốt hơn. Thông thường nếu được chăm sóc tốt, từ 3-5 tháng bạn có thể có được một hàng rào hoa be bé rồi đó.
Hoa giấy
Lưu ý khi trồng
Để hoa giấy có thể phát triển thành giàn leo và tạo hàng rào hoa um tùm, sum suê cần mất khoảng vài năm do đó ý định mua chậu sẵn về chăm sóc rồi hy vọng chúng thành vườn là bất thành
Thay vào đó, lời khuyên từ các chủ nhà vườn là nên trồng hoa trong đất trước, khi chúng đã ra hoa hãy đưa vào chậu.
Đối với hoa giấy, bắt buộc phải tạo giàn leo, do chúng có đặc tính mỏng mềm khả năng cao là dễ đổ ngã khi mưa lớn. Lưu ý tạo giàn leo từ thân.
Chăm sóc
Sau khi hoa đã được vào chậu thực hiện theo phương pháp cắt tỉa sau: cắt cành nhỏ và chừa lại những cành lớn để dồn dinh dưỡng phát triển lá và hoa. Cứ tiếp tiếp tục như vậy cho đến khi cây đã phát triển, lúc này chỉ nên chừa lại một thân cây chính để hoa giấy có thể phát triển phần trên tốt nhất.
Trầu bà
Trầu bà, cái tên không còn xa lạ gì nữa. Chúng dễ trồng, dễ chăm, lại thích nghi cực tốt với môi trường, nên trầu bà hiếm khi mắc bệnh.
Tuy nhiên, khả năng chịu hạn của trầu bà kém, do đó ít nhất nên tưới nước 1 lần/ ngày
Xem thêm
Giải đáp thắc mắc khi bắt đầu làm sân vườn
Cải tạo sân vườn nhà đón tết sao cho sang
Trạng Nguyên, đơn vị thiết kế thi công sân vườn uy tín, chất lượng
- Lựa chọn loại đá nào lát sân vườn? (06.01.2023)
- Cải tạo sân vườn đón tết sao cho ít tốn kém (28.12.2022)
- Giải đáp thắc mắc khi bắt đầu làm sân vườn (28.12.2022)
- Gợi ý cách bố trí cây cho văn phòng sang trọng (26.12.2022)
- “Điểm mặt” 4 cánh đồng hoa đẹp ở nơi đầu tổ quốc (23.12.2022)
- Top quán cà phê sân vườn ở TPHCM đẹp nhất (16.12.2022)
- Quy trình cải tạo sân vườn nhà (09.12.2022)
- Giống cây họ tùng trang trí noel giá “hạt dẻ” (26.11.2022)
- Somei yoshino: “giáo dục không phải để nảy mầm…” (18.11.2022)
- Cây có “tranh giành” dinh dưỡng để phát triển? (11.11.2022)