Somei yoshino: “giáo dục không phải để nảy mầm…”
Tự khi nào mục đích của giáo dục chỉ chú trọng vào việc “nảy mầm” mà bỏ quên điều quan trọng là sự chuẩn bị cho quá trình trưởng thành sau đó.
Mục tiêu của giáo dục
Tôi đã từng nghe đến hoa somei yoshino, loài anh đào nổi tiếng của Nhật Bản, như đa số loài khác chúng khoe sắc, nở rộ hoa vào mùa xuân. Nhưng có sự thật, mà ít ai biết, rằng hoa của somei yoshino đã sớm nở vào mùa hè năm ngoái.
Không giống như những loài hoa thông thường khác, hoa anh đào somei yoshino không nhận biết được khi nào mùa xuân tới, do đó tiết trời ấm áp của mùa thu đã làm chúng nhầm tưởng xuân đương đến và bắt đầu nở.
Nhưng có lẽ sự “nảy mầm” ngoài mong đợi đó đã tạo cho chúng kết quả là bó hoa đẹp rực rỡ như mùa xuân ta thường thấy. Cây có thời gian để chuẩn bị, rèn luyện, hấp thụ dinh dưỡng để rồi trưởng thành mạnh mẽ.
Tôi đề cập đến loài hoa này vào bài viết, bởi nó giống như cách mà nền giáo dục vận hành. Mục tiêu cuối cùng của những người làm công tác giảng dạy vốn dĩ không phải là “nảy mầm” để có được một kết quả học tập xuất sắc, hay một tấm bằng loại giỏi mà là quá trình rèn luyện, chuẩn bị tư trang sẵn sàng cho cuộc sống trưởng thành sau này.
Dĩ nhiên, bằng cấp là một trong những “hành trang” nằm trong số đó, nhưng không phải tất cả. Thứ khiến tôi thật sự thất vọng là nhiều phụ huynh, thậm chí có những người trực tiếp giảng dạy lại coi đó là điều hiển nhiên quan trọng nhất, mà bỏ qua những yếu tố khác.
Các lớp học thêm mọc lên như nấm. Ngoài giờ học, cứ ca này lại đến ca học khác từng lớp người cứ ra rồi vào. Mục đích cuối cùng của việc này là chỉ để cải thiện kết quả học tập tốt hơn, tôi biết. Nhưng sau đó thì sao? Chúng sẽ rời khỏi trường với tấm bằng giỏi và…chẳng có gì.
Điều tốt, chưa chắc đã tốt
Có một sự thật là hoa anh đào somei yoshino, sẽ không thể phát triển tốt nếu được trồng trong nhà kính, mặc dù điều kiện tốt hơn và được chăm sóc đầy đủ hơn nhưng chúng vẫn không thể trưởng thành mạnh mẽ và nở hoa đẹp như khi được trồng ngoài trời. Thật ra, điều này hoàn toàn là do cơ chế của chúng vốn tự tạo cho mình cách nở hoa, sinh trưởng phù hợp với thời tiết ngoài trời. Quả thật, điều gì tốt, chưa chắc thật sự đã tốt.
Trong suốt 16 năm ngồi trên ghế nhà trường, tôi đã gặp và học qua không biết bao nhiêu là thầy cô giáo. Có người giảng dạy rập khuôn, như đó là việc phải làm. Cũng có người “cháy bừng” ngọn lửa của họ, truyền đạt không chỉ kiến thức mà còn là những kỹ năng. Tôi gặp nhiều phụ huynh kèm cặp bảo bọc con mình, cũng gặp nhiều người chỉ lặng lẽ từ xa nhìn chúng trưởng thành.
Nhưng tôi tin rằng, hơn ai hết, kể cả những người trực tiếp truyền đạt kiến thức như thầy cô giáo, hay gián tiếp như phụ huynh đều có niềm mong mỏi chung là hy vọng “những đứa con” mình sẽ lớn lên trưởng thành thật tốt.
Dù là để “nảy mầm” hay phục vụ cho cuộc sống trưởng thành sau đó, giáo dục vẫn là điều cốt lõi nhất. Nhân dịp ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, Trạng Nguyên gửi lời tri ân đến với thầy cô giáo, mong sao thành quả cuối cùng cho những năm tháng miệt mài ‘gieo trồng” sẽ là đóa hoa anh đào somei yoshino đẹp rực rỡ.
Xem thêm
Trồng cây trên sân thượng, lợi ít mà hại nhiều?
Chăm sóc cây trong nhà, một số lưu ý cơ bản cần biết
- Biệt thự nên thiết kế hồ cá Koi thế nào? (15.01.2024)
- Các loại cây xanh trồng vỉa hè đô thị dễ chăm sóc (03.07.2023)
- Ý tưởng thiết kế công viên cây xanh (03.07.2023)
- Gợi ý các mẫu sân vườn đẹp cho mọi không gian nhà (02.06.2023)
- Hòn non bộ Tam Sơn: Hướng dẫn chọn vị trí ý nghĩa và sắp xếp hài hòa (27.05.2023)
- 5 điều phải tránh để có thiết kế hòn non bộ ngoài trời đẹp (24.05.2023)
- Chuẩn phong thủy với 4 cách trang trí vườn đẹp cho mọi không gian nhà (20.05.2023)
- Gợi ý cách thiết kế sân vườn trước nhà (22.04.2023)
- Hướng dẫn tự làm sân vườn đẹp, đơn giản (13.04.2023)
- Mẫu thiết kế sân vườn biệt thự cấp 4 đơn giản và tiết kiệm (07.04.2023)