Trồng rau trên sân thượng, lợi ít mà hại nhiều?
Có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều về việc trồng rau trên sân thượng. Một số cho rằng đây thú vui giải trí sau mỗi giờ làm, số khác lại cảm thấy việc ủ phân trên tầng gây mùi khó chịu…
Nguồn ảnh: internet
Lợi thì ít
Cái hại nhiều là thế nhưng nhiều người vẫn đam mê với bộ môn trồng rau này. Bởi cảm giác thích thú khi tự tay vun trồng, chăm sóc, rồi đợi chờ chúng lớn lên. Được thưởng thức thành quả của mình.
Bên cạnh đó, tận dụng khoảng trống trên sân thượng, tạo không gian cho con cái chơi đùa. Vừa có nơi để giảm stress, giải tỏa căng thẳng.
Nguồn ảnh internet
Hại nhiều…
Một trong những vấn đề nhức nhối khi sở hữu mảnh vườn mini trên sân thượng là ảnh hưởng đến hàng xóm. Đây là điều hiển nhiên không thể tránh khỏi đối với nhà phố, có đặc điểm là khoảng cách san sát nhau.
Nhiều độc giả trên báo VnExpress chia sẻ, nhà hàng xóm ủ phân trồng rau đã làm “tỏa mùi” sang các nhà lân cận khác. Chưa kể đến là có một số nhà còn nuôi chó, gà…mùi phân, tiếng ồn…gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ. Tệ hơn, là sứt mẻ tình làng nghĩa xóm.
Cũng có nhiều ý kiến cho rằng trồng rau trên sân thượng nếu biết kỹ thuật chăm trồng đúng cách sẽ không gây mùi hôi thối từ phân cũng như không tạo môi trường cho vi khuẩn, muỗi phát sinh.
Một số ý kiến của độc giả báo VnExpress
Tuy nhiên, có một sự thật phải thừa nhận rằng không phải ai cũng có đầy đủ các kiến thức chuyên môn để trồng sao cho đúng. Hơn nữa, mục đích chính của việc trồng rau với nhiều người là để thư giãn, giải tỏa căng thẳng sau mỗi giờ tan làm. Chứ ít ai lại trồng vì mong muốn có vườn rau sạch ở nhà để ăn. Bởi lẽ chi phí chăm sóc, thời gian gieo trồng để có được một bó rau ngon cũng mất nhiều thời gian công sức.
Nguồn ảnh: internet
Nên làm gì?
Cho dù là người trồng hay không trồng thì đều có điểm chung là mong muốn cuộc sồng chất lượng hơn. Do đó, không thể chỉ nghĩ đến cái lợi của bản thân mà bỏ qua của người khác.
Đầu tiên, là cân bằng mong muốn và nhu cầu của bản thân . Dĩ nhiên, bạn đang sống cùng cộng đồng, không thể đòi hỏi một sự hoàn hảo tuyệt đối. Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không thể có mưu cầu nào. Chúng chỉ cần trong chừng mực có thể chấp nhận được, đáp ứng đủ nhu cầu của bạn.
Đối với người trồng rau, tốt nhất là nên học cách kiểm soát. Bạn không cần phải có kiến thức sành sỏi về gieo trồng, chăm sóc. Nhưng bắt buộc phải hiểu tình trạng của cây, biết chúng đang gặp vấn đề gì, sẽ gây ra hệ quả nào, có ảnh hưởng đến người khác không…để tìm hướng giải quyết phù hợp.
Một điều lưu ý là nếu đã thực sự mong muốn có một không gian xanh trong nhà, nên dành thời gian, kiến thức, tiền bạc,…để chăm sóc chu đáo. Tránh tình trạng cây quá héo, hay ngập úng do nước mưa…vừa mất mỹ quan, vừa ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Cuối cùng lời khuyên là chúng ta đều đang sống trong một thế kỷ hiện đại, cùng những con người văn minh, do đó có xảy ra vấn đề nào tất cả sẽ đều được giải quyết theo một cách văn minh nhất.
Xem thêm bài viết
Mãn nhãn với nhà sân vườn ở Mạo Khê
- Biệt thự nên thiết kế hồ cá Koi thế nào? (15.01.2024)
- Các loại cây xanh trồng vỉa hè đô thị dễ chăm sóc (03.07.2023)
- Ý tưởng thiết kế công viên cây xanh (03.07.2023)
- Gợi ý các mẫu sân vườn đẹp cho mọi không gian nhà (02.06.2023)
- Hòn non bộ Tam Sơn: Hướng dẫn chọn vị trí ý nghĩa và sắp xếp hài hòa (27.05.2023)
- 5 điều phải tránh để có thiết kế hòn non bộ ngoài trời đẹp (24.05.2023)
- Chuẩn phong thủy với 4 cách trang trí vườn đẹp cho mọi không gian nhà (20.05.2023)
- Gợi ý cách thiết kế sân vườn trước nhà (22.04.2023)
- Hướng dẫn tự làm sân vườn đẹp, đơn giản (13.04.2023)
- Mẫu thiết kế sân vườn biệt thự cấp 4 đơn giản và tiết kiệm (07.04.2023)