CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRẠNG NGUYÊN, Website: TRANGNGUYEN.ORG, Ho Chi Minh, 70000, VN. 0967.756.946

Nên lựa chọn cây ăn quả nào trồng sân vườn

Nên lựa chọn cây ăn quả nào trồng sân vườn

Trạng Nguyên mách bạn tiêu chí để lựa chọn. Gợi ý top 4 giống cây ít rụng lá, dễ chăm sóc

Vú sữa, xoài, khế...là những giống cây ăn quả dễ trồng, dễ chăm

--------------------------------------------------------

1.Tiêu chí lựa chọn

       Khả năng phát triển

Kích thước trung bình của cây ăn quả có thể lên đến từ 5-15m do đó sân vườn nhà bạn phải đủ rộng tạo không gian cho cây phát triển.

        Chăm sóc

Có một số cây dễ trồng, dễ chăm tuy nhiên chúng lại rụng lá. Với cây ăn quả cần lưu ý đặc điểm này.

Trạng Nguyên khuyên bạn lựa chọn cây có độ phổ biến cao để dễ dàng chăm sóc.

        Thu hoạch

Cần dành nhiều thời gian và kiên nhẫn cho cây bởi thời gian trung bình để cây trưởng thành và có trái từ 1-3 năm hoặc lâu hơn. Do đó, nếu bạn không có nhiều thời gian, hãy cân nhắc về việc trồng cây ăn quả

--------------------------------------------------------

2. Các loại cây

        Vú sữa

Đặc điểm: kích thước trung bình từ 10-15m, cây ưa nắng. Ít rụng lá và cho trái sau 3 năm. Đặc biệt, khi trồng từ năm thứ 6-7, cây sẽ bắt đầu cho trái quanh năm.

Chăm sóc: cần duy trì thường xuyên, tưới nước 3-5 lần/tuần

Ý nghĩa: gắn liền với sự tích “cây vú sữa” trong dân gian, thể hiện tình mẫu tử thiêng liêng, tình cảm gia đình khăng khít. Từ đó, vú sữa được biết đến rộng rãi với ý nghĩa về một gia đình hòa thuận, êm ấm.

--------------------------------------------------------

         Xoài

Đặc điểm: kích thước trung bình 15-20m, ưa nắng. Được biết là giống cây khỏe nhất, ít bệnh và chịu hạn tốt. Thời gian ra trái từ 2-3 năm.

Chăm sóc: Tưới 2-3 ngày/lần. Nên tưới theo kiểu phun mưa, vừa rửa lá tránh sâu bệnh, nước cũng có thể thấm xuống đất.

Ý nghĩa: Trái xoài mọc san sát nhau, từ xa có thể thấy chùm quả hai đến ba trái. Từ đó chúng là đại điện của sự xung túc, đủ đầy. 

--------------------------------------------------------

         Khế

Đặc điểm: kích thước trung bình 3-7m, ưa nắng.

Chăm sóc: tưới nước 3-4 ngày/lần. Tuy nhiên cần duy trì độ ẩm cho đất, có thể dùng cỏ khô, rơm…rải xung quanh để hạn chế sự thoát hơi nước. Thời gian ra quả cây sẽ cần nhiều nước hơn, lưu ý điều chỉnh lượng nước tưới.

Ý nghĩa: gắn với câu chuyện cổ tích “ăn khế trả vàng” , khế là biểu tượng cho sự giàu có, thành đạt trong cuộc sống

--------------------------------------------------------

         Bưởi

Đặc điểm: kích thước trung bình 3-4m

Chăm sóc: tưới nước 1-2 ngày/lần. Vào thời gian ra quả cần tăng số lần tưới 1 ngày/lần

Ý nghĩa: thường được thấy nhiều vào mỗi dịp xuân về, từ đây bưởi cũng gắn liền với ý nghĩa của sự xum vầy, gia đình hòa thuận và hạnh phúc.

--------------------------------------------------------

Xem thêm

@Dịch vụ trồng xoài trang trí

@Trồng vú sữa trong vườn nhà bao lâu mới có trái

@Không có thời gian chăm sóc, trồng cây gì?

VIDEO CLIP
TIN TỨC & SỰ KIỆN
Chăm sóc cây trong nhà 1 số lưu ý cơ bản cần biết

Chăm sóc cây trong nhà 1 số lưu ý cơ bản cần biết

Chăm sóc cây trong nhà 1 số lưu ý cơ bản cần biết như sau : Nếu cây đã đặt trong...
Mãn nhãn với nhà sân vườn ở Mạo Khê

Mãn nhãn với nhà sân vườn ở Mạo Khê

Nhà sân vườn ở Mạo Khê với phong cách thiết kế sử dụng nguyên vật liệu chính...
Trồng rau trên sân thượng, lợi ít mà hại nhiều?

Trồng rau trên sân thượng, lợi ít mà hại nhiều?

Bên cạnh lợi ích mà khoảng sân vườn trên sân thượng mang lại, nhiều người cho...
Somei yoshino: “giáo dục không phải để nảy mầm…”

Somei yoshino: “giáo dục không phải để nảy mầm…”

Tự khi nào mục đích của giáo dục chỉ chú trọng vào việc “nảy mầm” mà bỏ...

Liên hệ với chúng tôi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ TRẠNG NGUYÊN

https://trangnguyen.org/

Chi Nhánh Miền Nam: 31/8A Đường Số 44, P.14, Gò vấp, TPHCM

Chi Nhánh Miền Trung: QL1, Đội 4, Thôn Năng Tây, Nghĩa Phương, Tư Nghĩa, Quãng Ngãi

Chi Nhánh Miền Bắc: Số 6 C4 Lô 2, KĐTM Nam Trung Yên, Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, TP Hà Nội
Điện thoại : 0967.756.946 - 0905.638.252
Email : trangnguyenche@gmail.com
Facebook: https://www.facebook.com/trangnguyen.org/

zalo
Messenger